• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ QC: [email protected]
Thứ Ba, Tháng Mười Hai 10, 2019
Tạp Chí Cuộc Sống
  • Trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Sống
  • Sức khỏe
  • Kinh doanh
  • Tình yêu hôn nhân
  • Khoa học công nghệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Sống
  • Sức khỏe
  • Kinh doanh
  • Tình yêu hôn nhân
  • Khoa học công nghệ
No Result
View All Result
Tạp Chí Cuộc Sống
No Result
View All Result
Home Khoa học công nghệ

Nghiên cứu mới: Vụ phun trào núi lửa Indonesia năm 2018 đã tạo ra sóng thần cao ít nhất 100 m

by tapchicuocsong
03/12/2019
0
Share on FacebookShare on Twitter

Cùngchuyên mục

Hóa ra Samsung chỉ bán hàng “thường thường” cho Xiaomi, giữ lại cảm biến 108MP hàng xịn độc quyền cho Galaxy S11+

Từ vụ Bệnh viện Xanh Pôn: Sẽ nguy hiểm thế nào khi người mắc viêm gan B bị chẩn đoán sai?

Ống kính – “Con mắt” của máy ảnh!

Đang tải...

Theo những nghiên cứu mới đây, vụ phun trào núi lửa Anak Krakatoa năm 2018 đã tạo ra một cơn sóng thần trong thời gian rất ngắn với chiều cao vượt quá 100 m.

Theo những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vụ phun trào núi lửa ở Indonesia năm 2018 đã tạo ra sóng thần trong thời gian ngắn có độ cao từ 330 đến 492 feet ( tương đương 100 – 150 m), và nếu bở biển Indonesia gần với núi lửa Anak Krakatoa thì có lẽ thảm họa đã khủng khiếp hơn gấp nhiều lần.

Khi núi lửa Anak Krakatoa phun trào vào ngày 22/12/2018, nó đã gây ra một trận lở đất và tạo ra một cơn sóng thần nguy hiểm ở eo biển Sunda của Indonesia.

Khoảng một giờ sau khi phun trào, những con sóng cao từ 5 đến 13 m đã đập vào bờ biển Java và Sumatra gần đó, tại một số nơi chúng đã tiến sâu vào đất liền 330 m. Trận sóng thần đó khiến cư dân hoàn toàn mất cảnh giác và dẫn đến cái chết của 427 người.

Nhưng kích thước thực sự của sóng thần được gây ra ngay sau khoảnh khắc của trận lở đất vẫn còn là một ẩn số.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên Ocean Engineering các nhà khoa học mới tìm được câu trả lời cho sự kiện hiếm gặp này, trong nhưng phút giây đầu tiên mới được hình thành, cơn sóng thần này có một kích thước cực kì khủng khiếp và xứng đáng được coi là một siêu sóng thần.

Nghiên cứu mới này được dẫn đầu bởi Mohammad Heidarzadeh, trợ lý giáo sư kỹ thuật dân dụng tại Đại học Brunel, cho thấy thảm họa có thể tồi tệ hơn nhiều nếu bờ biển Indonesia nằm gần núi lửa Anak Krakatoa. Mô phỏng trên máy tính cho thất, kích thước ban đầu của cơn sóng thần này cao khoảng 100 – 150 m.

Nghiên cứu mới: Vụ phun trào núi lửa Indonesia năm 2018 đã tạo ra sóng thần cao ít nhất 100 m - Ảnh 1.

Indonesia hay bị động đất do vị trí địa lý nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất và các trận núi lửa phun trào. Khi núi lửa Anak Krakatoa phun trào vào ngày 22/12/2018, hơn 220 người đã thiệt mạng và 843 người khác bị thương do một trận sóng thần tấn công vào bờ biển ở khu vực Eo biển Sunda của Indonesia.

Việc tìm ra kích thước ban đầu của cơn sóng thần này có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm ra đáp án cho câu hỏi liệu đã có bao nhiêu dung nham đã được trào ra từ miệng núi lửa.

Từ những bức ảnh của núi lửa Anak Krakatoa sau thảm họa cho thấy, ngọn núi đã bị mất đi một phần rất lớn, ước tính nó đã phun trảo khoảng 150-170 m khối dung nham xuống dưới biển.

“Khi một lượng lớn dung nham rơi xuống biển, chúng sẽ gây ra sự dịch chuyển của mặt nước”, ông Heidarzadeh cho biết. “Tương tự như ném đá vào bồn tắm, nó gây ra sóng và làm dịch chuyển nước. Trong trường hợp của Anak Krakatoa, chiều cao của sự dịch chuyển nước gây ra bởi dung nham là hơn 100 m”.

Nghiên cứu mới: Vụ phun trào núi lửa Indonesia năm 2018 đã tạo ra sóng thần cao ít nhất 100 m - Ảnh 2.

Heidarzadeh và các đồng nghiệp đã sử dụng các mô hình máy tính để mô phỏng kích thước của sóng thần. Họ cũng sử dụng dữ liệu mực nước biển được thu thập từ năm địa điểm khác nhau gần núi lửa để xác thực các mô phỏng.

Mô hình tốt nhất đã chỉ ra cường độ cực đại của cơn sóng thần kéo dài trong khoảng 6 đến 9 phút sau khi phun trào, lúc đó cơn sóng thần này đã tạo ra năng lượng tương đương với trận động đất mạnh 6.0 độ richter. Chiều dài của sóng được ước tính là giữa 1,5-2 km

Nhưng thật may mắn, cơn siêu sóng thần này đã nhanh chóng bị suy yếu bởi tác động kết hợp của trọng lực và ma sát.

Khi trọng lực kéo phần lớn nước xuống, nó tạo ra ma sát dọc theo đáy biển khiến cho cơn sóng thần này bị co lại đáng kể, nhưng khi tiến vào bờ biển Java và Sumatra, nó vẫn để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơn sóng thần này vẫn cao 80 m khi nó tấn công một hòn đảo không có người ở cách Anak Krakatoa vài km.

Và nếu có một hòn đảo cách trung tâm vụ phun trào khoảng 5km, nó sẽ bị tấn công bởi cơn sóng thần có chiều cao đạt khoảng từ 50 đến 70 m.

Trong tương lai, Heidarzadeh có kế hoạch hợp tác với Viện Khoa học Indonesia (LIPI) và Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ (BPPT) để phát triển kế hoạch ứng phó sóng thần mới cho khu vực.

Anak Krakatoa là một ngọn núi lửa cực kì “đỏng đảnh”, vào năm 1883, một vụ phun trào của nó đã tạo ra một cơn sóng thần cao khoảng 42 m khi nó đổ bộ vào bờ biển, dẫn đến 36.000 người chết.

Theo Genk

Tags: nghiên cứu mớiphun trào núi lửaVành đai lửa Thái Bình Dương
Share196Tweet123

Bài viết liên quan

Ai cai trị thế giới: Những con số thú vị hé lộ chân dung giới tinh hoa toàn cầu
Khoa học công nghệ

Ai cai trị thế giới: Những con số thú vị hé lộ chân dung giới tinh hoa toàn cầu

by tapchicuocsong
08/12/2019
0

Họ già, chủ yếu là nam giới và có thu nhập gấp 13 lần mức thu nhập trung bình của...

Đọc Thêm
Sự thật đằng sau căn bệnh “hàm bạnh” ám ảnh Hoàng tộc châu Âu suốt 4 thế kỷ: Hệ quả từ hàng trăm năm loạn luân của cả gia tộc

Sự thật đằng sau căn bệnh “hàm bạnh” ám ảnh Hoàng tộc châu Âu suốt 4 thế kỷ: Hệ quả từ hàng trăm năm loạn luân của cả gia tộc

04/12/2019
“Bí kíp” để sống lâu thực ra rất đơn giản!

“Bí kíp” để sống lâu thực ra rất đơn giản!

02/12/2019
Tự nhiên đau cổ, vai: Bạn có đang dùng điện thoại thông minh không?

Tự nhiên đau cổ, vai: Bạn có đang dùng điện thoại thông minh không?

14/11/2019
Nghiên cứu mới cho thấy tất cả chúng ta đều là hậu duệ của một người phụ nữ sống tại Botswana 200.000 năm về trước

Nghiên cứu mới cho thấy tất cả chúng ta đều là hậu duệ của một người phụ nữ sống tại Botswana 200.000 năm về trước

29/10/2019

Bình Luận

Đừng bỏ lỡ

Ivanka Trump đăng lại ảnh cưới nhân kỷ niệm 10 năm kết hôn khiến dân mạng bấn loạn vì quá hoàn hảo

Ivanka Trump đăng lại ảnh cưới nhân kỷ niệm 10 năm kết hôn khiến dân mạng bấn loạn vì quá hoàn hảo

27/10/2019
Một chiếc áo mà Kỳ Duyên mặc được 2 kiểu khác nhau, kiểu nào cũng sexy khoe vòng 1 ngồn ngộn

Một chiếc áo mà Kỳ Duyên mặc được 2 kiểu khác nhau, kiểu nào cũng sexy khoe vòng 1 ngồn ngộn

07/11/2019
Bị kẻ gian bắt vào bụi cây ven đường định cưỡng hiếp, cô gái trẻ nói một câu khiến hắn… kéo quần tháo chạy

Bị kẻ gian bắt vào bụi cây ven đường định cưỡng hiếp, cô gái trẻ nói một câu khiến hắn… kéo quần tháo chạy

29/11/2019

Ông Tập phát biểu giữa lúc Hồng Kông hỗn loạn: Ngăn chặn bạo loạn, khôi phục trật tự là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay

14/11/2019
Thực đơn hợp lý cho người viêm đại tràng

Thực đơn hợp lý cho người viêm đại tràng

09/12/2019
Ví điện tử lên ngôi, “ít tiền” cũng có ưu đãi sướng như tiên

Ví điện tử lên ngôi, “ít tiền” cũng có ưu đãi sướng như tiên

12/10/2019
Tạp Chí Cuộc Sống

Copyright © 2017 JNews.

Navigate Site

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Liên hệ QC: [email protected]

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Sống
  • Sức khỏe
  • Kinh doanh
  • Tình yêu hôn nhân
  • Khoa học công nghệ

Copyright © 2017 JNews.